Lưu ý khi thiết kế tủ sấy
19-3-2017 +
Biến dạng kim loại tấm do nhiệt rất phức tạp. Vì vậy, khi thiết kế tủ sấy phải tính toán kỹ lưỡng từng chi tiết, đặc biệt là các chi tiết tiếp xúc trực tiếp với nguồn nhiệt. Chiều dày tấm, quy cách chi tiết tăng cứng, ... là các yếu tố đơn giản nhất để hạn chế các biến dạng nhiệt.
Bài viết liên quan
Bố trí nguồn nhiệt rất quan trọng để tăng hiệu quả làm việc của tủ sấy và chất lượng nguồn nhiệt sấy. Nguyên tắc quan trọng nhất của nguồn nhiệt điện trở là hạn chế tối đa việc nóng lên đột ngột của thanh điện trở. Các miếng tán nhiệt, quạt gió có thể là lựa chọn tốt cho việc này.
Hơi nóng luôn có xu hướng đi lên trên. Vì vậy, chiều cao buồng sấy càng lớn thì chênh lệch nhiệt độ giữa các phần trong tủ (Tính theo chiều cao) càng lớn. Có thể giảm sự không đồng đều nhiệt trong buồng sấy bằng các cách sau:
- Thiết kế buồng sấy có chiều cao phù hợp tỷ lệ: Cao / Rộng nhỏ hơn 1
- Sử dụng quạt khuấy cưỡng bức hơi nóng theo hướng từ trên xuông
- Bố trí công nguồn nhiệt giảm dần từ đáy lên nóc buồng sấy. Tỷ lệ tham khảo là T (đỉnh) / T (đáy) = 1/5
Một số lưu ý khi lắp ráp tủ sấy của RED - E(ETS - ANHOA):
- Mối ghép hèm cửa với vỏ ngoài phải hàn chắc hoặc bắn nhiều vít. Khoảng cách tối đa giữa 2 vít là 50mm.
- Tấm chắn buồng nhiệt luôn được tăng cứng chắc chắn để tránh biến dạng nhiệt. Khoảng cách giữa các gân tăng cứng nhỏ hơn 300mm.
- Bổ sung thanh tăng cứng cho tấm nắp cửa nếu kích thước vượt quá 500mm
- Còn nữa .....
-
-
-
» Quy đổi đơn vị đo lường 15-1-2017